Hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc trong suốt quá trình sử dụng và vận hành và vòng đời của một chiếc máy xúc từ khi máy còn mới tới khi không còn dùng được.
Có một khách hàng tên Tùng gửi thư cho Phutungxaydung.com với nội dung như sau:
“Thân gửi quý công ty, tôi mới mua một chiếc máy xúc. Tôi cũng từng học qua một lớp về vận hành máy xúc và có được các thầy hướng dẫn về việc bảo dưỡng máy xúc .
Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ về lý thuyết cũng như cách thức tiến hành bảo dưỡng như nào. Vì vậy tôi gửi thư này mong Phutungxaydung.com viết một bài viết về hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc để tôi và những người sử dụng loại máy xây dựng này được hiểu rõ hơn. Xin cám ơn!”
Phutungxaydung.com rất vui khi là nơi mà được nhiều quý khách hàng quan tâm và tin tưởng trong nhiều năm qua. Sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn Tùng về việc bảo dưỡng máy xúc.
Bảo dưỡng là gì, bảo dưỡng định kỳ là gì?
Bảo dưỡng là việc tiến hành rà soát và xem lại toàn bộ một loại máy, loại xe…, xem xét máy có hỏng hóc, mất mát, thiếu gì… để rồi sửa chữa và thay thế, giúp cho vật, sản phẩm cần bảo dưỡng được vận hành tốt nhất.
Bảo dưỡng định kỳ được định nghĩa là việc bảo dưỡng theo một khoảng thời gian nhất định, ví dụ khoảng thời gian được tính theo giờ hoặc theo tháng (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…) hoặc theo số km đi được đối với xe máy, ô tô… tức là bảo dưỡng cho máy hoặc xe theo thời gian hoạt động.
Vậy bảo dưỡng máy xúc là gì?
Riêng với một số loại máy xây dựng thì khác, do hoạt động với công suất cực lớn cho nên việc bảo dưỡng máy xúc cần diễn ra theo khoảng thời gian làm việc nhỏ hơn so với các loại máy khác. Việc bảo dưỡng cho máy xúc được quy định theo thời gian mà máy xúc làm việc và người ta tính theo giờ làm việc của máy xúc. Có thể là 10 giờ, 50 giờ, 125 giờ, 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ và 2000 giờ.
Cụ thể việc bảo dưỡng máy xúc được liệt kê chi tiết dưới đây:
1. Sau 10 giờ máy xúc hoạt động
Để máy xúc hoạt động được bình thường thì sau mỗi 10 giờ máy hoạt động thì những việc bạn cần phải làm là:
– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu
– Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu
– Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài
– Kiểm tra lốp (độ căng và tình trạng lốp),
2. Sau 50 giờ máy xúc hoạt động
Càng hoạt động nhiều thì máy xúc càng cần phải bảo dưỡng, sau khi máy hoạt động được 50 giờ thì bạn cần phải làm những việc này:
– Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.
– Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số
– Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp
– Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.
Tuy nhiên nếu bạn làm thường xuyên những việc trên hàng tuần là tốt nhất.
3. Sau 125 giờ máy xúc hoạt động
125 giờ thì bạn phải làm những việc sau để giúp cho máy xúc làm việc ổn định là: kiểm tra mức dầu thủy lực, ắc quy, nắp máy và hệ thống làm mát.
4. Sau 250 giờ máy xúc hoạt động
Lúc này là lúc cần phải kiểm độ chặt của bu lông vành bánh xe và bu lông phanh đĩa, mức dầu của cầu trước và cầu sau. Tiếp đó cần siết chặt lại các bu lông của bộ phận điều khiển cơ khí và các trục trước sau.
Việc kiểm dây đai của động cơ, các bộ phận như máy nén khí và máy nạp là rất cần thiết. Sau đó là việc hiệu chỉnh lại phanh (bao gồm cả phanh chân và phanh tay). Cuối cùng là thay dầu nhớt cho động cơ để hoạt động được trơn tru.
5. Sau 500 giờ máy xúc hoạt động
Các việc bạn cần làm là:
– Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)
– Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.
– Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).
– Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.
– Kiểm tra khe hở cần ga.
6. Sau 1000 giờ máy xúc hoạt động
Khi máy xúc làm việc được khoảng thời gian là 1000 giờ thì cần:
– Kiểm tra độ sạch của dầu truyền động. Nếu thấy vẩn đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước.
– Thay lọc dầu diesel.
– Kiểm tra các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.
– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.
7. Sau 2000 giờ máy xúc làm việc
2000 giờ là một khoảng thời gian làm việc dài nếu như máy xúc của bạn làm việc liên tục. Do đó cần phải:
– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.
– Thay dầu cầu trước và sau.
– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần. Kiểm tra phanh có bị mòn không, có nhạy không?.
– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xi lanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?
– Cuối cùng là kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.
Hi vọng với bài viết trên thì bạn Tùng đã hiểu thêm về quá trình bảo dưỡng máy xúc. Từ đó có thể áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả. Phutungxaydung.com tiếp tục nhận các câu hỏi của quý khách và sẽ giải đáp sớm nhất có thể. Xin chân thành cám ơn!