Tài liệu hướng dẫn sử dụng vận hành máy xúc lật Liugong các loại máy ZL40B, CLG836, ZL50CN… đầy đủ và chi tiết nhất dành cho người sử dụng loại máy này.
Với hướng dẫn này các bạn sẽ biết được:
Cabin điều kiển máy xúc lật Liugong gồm những bộ phận gì?
Cabin điều khiển gồm các bộ phận trong hình vẽ:
1. Nút tắt máy
2. Hộp đựng đồ nghề
3. Cần điều chỉnh ghế
4.Nút khởi động
5. Điều hoà
6. Tay lái
7. Núm cầm
8. Cần điều khiển tay gầu
9. Hộp cầu chì
10. Phanh tay
11. Chân ga
12. Công tắc gạt mưa
13. Công tăc xin nhan
14. Đồng hồ áp suất nhớt động cơ
15. Đồng hồ áp suất khí phanh
16. Đồng hồ áp suất dầu gài số
17. Đèn tín hiệu xin nhan phải
18. Đồng hồ ắc quy
19. Nút đèn sáng và đèn mờ
20. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ
21. Đồng hồ áp suất dầu hộp truyền động mô men
22. Đèn tín hiệu xin nhan trái
23. Đồng hồ làm việc
24. Đồng hồ nhiệt độ nhớt động cơ
25. Nút đèn trên đỉnh đằng trước
26. Phanh chân
27. Cần vào số
28. Nút đèn trên cùng
29. Nút đèn đầu phía sau
30. Nút còi hơi
31. Đèn táp lô
32. Đèn cabin
33. Ghế ngồi
34. Hộp công tắc điều hoà
35. Công tắc A/C
36. Nút điều khiển điều hoà
37. Nút điều chỉnh độ lạnh
38. Nút đèn chìm
39. Nút nước ấm
40. Kiểm tra ga điều hoà
Cần chạy rà máy xúc lật
Cần 60 giờ để chạy ra cho máy xúc. Trong quá trình chạy rà cần thao tác và bảo dưỡng máy cẩn thận, phù hợp theo các yêu cầu sau.
1. Sau khi chạy rà máy trong 8 giờ cần làm các việc sau
– Kiểm tra sự nới lỏng của các bulông và đai ốc, đặc biệt là các bulông tại nắp xylanh, ống xả trục trước và sau, đai ốc vành bánh xe và các bulông nối trục
– Làm sạch lọc dầu và lọc nhớt
– Kiểm tra độ căng của dây đai cánh quạt, dây đai máy nạp và điều hoà không khí
– Kiểm tra tỉ liệu điện môi và sự tích điện của bình ắc quy. Siết chặt cọc bình.
– Kiểm tra chất lượng dầu trong hôp hánh số.
– Kiểm tra tất cả các mối nối của cần điều khển và cần ga
– Kiểm tra tất cả các giắc nối hệ thông điện, công suất cung cấp của máy phát điện, tình trạng làm việc của độ sáng rọi và tín hiệu lái.
2. Chạy rà số tiến, số lùi
3. Trong khi chạy rà có tải và không tải
Khi chạy không được vượt quá 70% của tải khi làm việc bình thường.
4. Chú ý đến điều kiện bôi trơn máy xúc
Thay mới và đổ đầy đủ dầu hộp số phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất.
5. Chú ý
Cần chú ý đến hộp số truyền động mômen, trục trước trục sau, moayơ, đĩa phanh và trống phanh.
6. Kiểm tra sự nới lỏng của các bulông ốc vít
7. Chú ý thích hợp đến sự rỗ của vật liệu làm gầu xúc
Không được thao tác một cách hấp tấp và đột ngột.
8. Kết thúc quá trình chạy rà cần làm các việc sau đây
– Làm sạch lưới lọc của dầu hộp số, thay dầu.
– Thay dầu động cơ.
Vận hành máy xúc lật như nào?
1. Những điểm cần chú ý trong thao tác
– Dầu nhiên liệu cần được làm sạch, cần để lắng cặn 72 giờ trước khi sử dụng. Dầu nên thoả mãn các yêu cầu của nhà sản xuất.
– Dầu hộp số được sử dụng trong bộ chuyển đổi mômen- Hộp số và dầu thuỷ lực sử dụng trong hệ thống thuỷ lực phải được làm sạch.
– Định kỳ bảo dưỡng và tra dầu mỡ.
– Trước khi khởi động, hãy để chạy ga thấp đến nhiệt độ nước làm mát đạt 550C và áp suất đạt 0,4 Mpa trước khi bắt đầu làm việc.
– Thông thường, khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 50C, động cơ nên được làm nóng lên khoảng 300C đến 400C bằng nước ấm hoặc hơi nước trước khi khởi động.
– Không dừng máy hoặc nhấn phanh đột ngột. Khi thay đổi tốc độ từ thấp lên cao, đầu tiên nhả chân ga và đồng thời di chuyển cần số để chuyển lên số cao và sau đó nhấn chân ga trở lại. Khi vào sô, tăng ga để đưa trục ra của hộp số quay cùng tốc độ với trục truyền động.
– Lưu lượng dầu thuỷ lực tới khớp ly hợp sẽ tự động được cắt khi nhấn phanh. Do đó, không cần đưa cần số về vị trí trung gian trước khi nhấn phanh. Khi nhả phanh, máy xúc tự động về số như trước.
– Trước khi đưa tay gầu và gầu về vị trí mong muốn cần điều khiển nên được đưa về vị trí giữ.
– Khi thay đổi số tiến và số lùi máy xúc nên được dừng lại.
– Chỉ được làm hết công suất khi nhiệt độ nước làm mát vượt 550C và nhiệt độ dầu động cơ tới 450C. Trong khi vận hành, nhiệt độ nước làm mát hoặc nhiệt độ dầu động cơ không được vượt quá 950C, nhiệt độ dầu hộp số không được vượt quá 1200C. Nếu nhiệt độ dâu vượt quá mức cho phép nên tắt máy để làm nguội.
– Khi vận chuyển vật liệu không được nâng gầu lên cao hết và thấp hơn điểm bản lề của tay gầu, để cách đất 500 mm, đảm bảo di chuyển ộn định trong suốt quá trình di chuyển.
– Công suất động cơ sẽ thay đổi khi thay đổi độ cao, nhiệt độ môi trường và độ ẩm môi trường. Do đó khi sử dụng máy xúc, người sử dụng cần chú ý đến điều kiện môi trường làm việc và tham khảo bảng công suất của động cơ trong tài liệu “Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa động cơ” để biết được công suất thực của động cơ dưới điệu kiện môi trường thực tế, đảm bảo sử dụng đúng công suất của máy khi xúc.
2. Kiểm tra và bảo dưỡng máy xúc trước và sau vận hành
a. Kiểm tra máy xúc trước khi vận hành
Phần động cơ, hệ thống và các đồng hồ đo điện.
– Kiểm tra mức nước trong két nước làm mát.
– Kiểm tra lượng dầu nhiên liệu còn lại trong thùng dầu.
– Kiểm tra mức nhớt động cơ.
– Kiểm tra tất cả các đường ống xem có sự rò rỉ dầu, nước, khí không?.
– Kiểm tra dây nối cọc bình ắc quy.
Phần gầm:
– Kiểm tra lượng dầu thuỷ lực.
– Kiểm tra các đường ống thuỷ lực.
– Kiểm tra phanh chân và phanh đỗ.
– Kiểm tra các cần điều khiển và đưa chúng về vị trí trung gian.
– Kiểm tra độ căng của lốp.
Sau khi khởi động động cơ:
– Quan sát các thiết bị đo xem chúng có được hiển thị một các bình thường không.
– Kiểm tra xem tất cả các đèn có đúng vị trí không. Các loại đèn báo hiệu, còi, gạt mưa và đèn phanh có hoạt động bình thường không?.
– Thao tác các bộ phận cơ khí và kiểm tra điều kiện hoạt động của chúng.
– Lắng nghe tiếng động cơ tại mức ga thấp để xem máy có hoạt động bình thường không?
– Thử chạy ở tất cả các mức tốc độ.
b. Kiểm tra và bảo dưỡng sau khi làm việc
Kiểm tra hàng ngày sau khi vận hành
– Kiểm tra mức dầu nhiên liệu.
– Kiểm tra độ sạch và mức nhớt động cơ, nếu như mức dầu quá cao hoặc quá thấp, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục sự cố.
– Kiểm tra xem có sự rò rỉ tại các đường ống dẫn khí,nước và dầu không?.
– Kiểm tra hộp số, hộp truyền động, bơm thuỷ lực , trục trước và sau, van điều khiển lái có kín khí, có chặt không ? và kiểm tra xem có bộ phận nào quá nóng không ?.
– Kiểm tra các bulông, đinh tán, ốc vít của các bánh xe, trục truyền động và các chốt khác có chặt không?.
– Xem các bộ phận cơ khí có trong tình trạng làm việc bình thường không ?.
– Kiểm tra tình trạng bên ngoại lốp và áp suất lốp.
– Nước làm mát nên được lấy ra khi nhiệt độ môi trường thấp dưới -50C. Nhưng nếu nước làm mát có chất chống đông và nhiệt độ môi trường chưa vượt quá nhiệt độ đóng băng thì không phải lấy nước ra.
3. Khởi động và dừng động cơ
a. Khởi động động cơ
Sau khi đã kiểm tra trước khi khởi động và các bộ phận đều hoạt động tốt thì có thể khởi động.
Trước khi khởi động, đưa cần cố và cần điều khiển thao tác về vị trí trung gian. Kéo phanh tay lên sau đó bật chìa khoá. Đạp nhẹ chân ga sau đó nhấn nút khởi động. Mỗi lần ấn nút khởi động chỉ giữ trong khoảng 5-8 giây. Nếu chưa khởi động được, nhả nút khởi động ngay lập tức. Nên khởi động lại sau 1 phút. Nếu động cơ không thể khởi động sau khoảng 4 lần thử , tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sau đó khởi động lại. Sau khi động cơ được khởi động, nên được làm ấm tại tốc độ 600- 750 vòng/phút. Cần chú ý đến các thông số hiển thị trên đồng hồ đo, đặc biệt là đồng hồ đo áp suất nhớt bôi trơn động cơ. Đồng thời kiểm tra sự hoạt động không đều của động cơ và các bộ phận khác. Sau khi áp suất đạt 0,4 Mpa ấn tay nhanh xuống và sau đó di chuyển.
b. Dừng động cơ
Lái máy vào bãi hoặc chỗ bằng phẳng, đưa cần số vào vị trí trung gian, để gầu nằm ngang trên mặt đất , kéo phanh ta. Trước khi tắt máy, để động cơ chạy ở tốc độ 800- 1000 vòng/phút trong vài phút để các bộ phận khác nhau nguội đều. Trong thời tiết lạnh, cần tránh để nước mưa làm mát động cơ đóng băng. Cất ắc quy trong những nơi ấm áp khi nhiệt độ môi trường xuống dưới -180C để tránh bị hỏng do đóng băng.
4. Vận hành máy làm việc
a. Trước khi thao tác
– Tốc độ để vận chuyển vật liệu nên thấp hơn 4km/giờ
– Dọn dẹp nền đất thấp, lấp hố, đẩy đá có thể làm hỏng lốp và làm cản trở việc vận hành máy
b. Chế độ vận hành
+ Chế độ vào tải và xả tải
Hai chế độ phổ biến của vào và xả tải được mô tả như sau:
Nếu khoảng cách từ chỗ vào tải tới chỗ xả tải khoảng 10 mét, xem hình 2-4(a), Xe tải nên đỗ lại khi máy xúc làm việc. Vận hành theo cách này hiệu suất cao hơn.
Thao tác kết hợp của máy xúc và xe tải,xem hình 2-4(b) khá thích hợp cho chế độ làm việc luân phiên của xe tải.
+ Thao tác xúc
– Lái máy tiến tới đống vật liệu là số 1, xem hình 2-5(a) hạ thấp tay gầu chỗ khớp nối các mặt đất khoảng 313 mm, để gầu xong xong với mặt đất.
– Khi cách đống vật liệu khoảng 1 m hạ thấp tay gầu để đáy gầu chạm đất và cắt vào đống vật liệu.
– Nhấn chân ga để có lực cắt sâu vào đống vật liệu. Nếu sức cản quá lơn phối hợp với thao tác xúc để làm đầy gầu.
+ Sau khi đã đầy gầu, nâng gầu lên độ cao quy định, đưa cần điều khiển tay gầu về vị trí giữ.
c. Thao tác vận chuyển
Máy xúc lật được sử dụng để vận chuyển theo những điều kiện dưới đây:
– Khi qua đất mềm, xe tải không thể vào được.
– Khi khoảng cách vận chuyển dưới 500m, sẽ tốn thời nếu sử dụng tải.
– Tốc độ vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách và điều kiện của đường. Gầu nên được quay lên tới vị trí tới hạn của nó và tay gầu cách mặt đất khoảng 500mm để cho an toàn, ổn định vật liệu và không che khuất tầm nhìn trong khi vận chuyển.
d. Thao tác đổ gầu
Khi đổ vật liệu vào trong xe tải hoặc đống vật liệu, đầu tiên nâng tay gầu lên cao đến mức mà khi nghiêng gầu về phía trước để đổ gầu không làm va chạm với thân xe tải hoặc đống vật liệu. Thao tác đúng cần điều khiển gầu để đổ vật liệu đầy vật chứa. Đổ vật liệu cần từ từ để tránh sự va chạm và xung chấn cho xe. Khi vật liệu bám chặt vào gầu, lay cần thao tác để vật liệu rơi ra,
e. Thao tác ủi
– Để gầu vằn ngang trên mặt đất.
– Bước tiếp theo kà đạp ga và ủi, khi mà gặp cản trở nâng nhẹ gầu và ủi tiếp. Khi nâng và hạ gầu không đẩy hoặc kéo cần mà chỉ cần để ở vị trí giữa chúng để thao tác được nhẹ nhàng, xem hình 2-
f. Thao tác cào đất
Nghiêng hết gầu về phía trước và để lưõi cắt tiếp xúc với mặt đất. Khi cào các bề mặt cứng nên để tay điều khiển tay gầu ở chế độ trôi nổi, khi cào đất mềm để tay điều khiển ở vị trí giữ.
Gài số lùi và sử dụng gầu để cào,xem hình 2-8, không sử dụng số tiến để cào.
g. Thao tác kéo
Có thể kéo vật liệu lên tới 20 tấn. Chằng buộc cẩn thận vật cần kéo. Lái máy chậm khi bắt đầu và kết thúc, trước khi xuống dốc cần kiểm tra hệ thống phanh.
h. Thao tác nhấc
Có thể nâng đươc nhờ các dụng cụ nâng phụ trợ.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng vận hành máy xúc lật Liugong ở trên chỉ là lý thuyết mà thôi nhưng nó là các lý thuyết nền móng. Muốn sử dụng thành thạo loại máy xúc lật này các bạn cần phải được học qua thực hành thực tế với các lớp học về máy xúc.